[Kiến Thức] 6 Nguyên Nhân Phổ Biến Dẫn Đến Việc Đau Chi Dưới Trong Chạy Bộ (Phần 2)

Nam N. Phung
Đăng ngày 04/01/2021
312 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Bài post hôm nay sẽ tiếp tục về chủ đề nguồn gốc các chấn thương chi dưới khi chạy bộ. Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về Shin Splints (đau ống quyển/cẳng chân/xương chày) và Stress Fractures (tổn thương xương vi chấn).


3. Compartment Syndrome (hội chứng chèn ép khoang)

Trong lúc tập luyện, các mô cơ thường phồng lên tạo thể tích mới lên đến 20% so với thể tích ban đầu. Nếu như mạc cơ (fascia – nói ngắn gọn là hệ thống cơ dây chằng có độ đàn hồi cao liên kết và chi phối các cơ với nhau) bao quanh một hay nhiều khoang cơ quá chặt ngăn ngừa cơ phồng lên, nó sẽ vô tình trở thành một đạng “dây thun” ngăn chặn lưu thông máu và tạo áp lục lên dây thần kinh. Điều này dẫn đến các cơn đau và có thể gây tê ở phần chi dưới và bàn chân, và dẫn đến không thể hoạt động bình thường được.


Những người chạy bộ mắc bệnh hội chứng chèn ép khoang mãn tính thường cảm thấy đau ở một giai đoạn nào đó trong quá trình tập luyện và tăng dần điều, đến mức phải ngưng tập. Cảm giác bị đánh vào bàn chân mỗi lần chạm mặt đất cũng là những triệu chứng thường thấy. Những triệu chứng này sẽ tự kết thúc sau khi dừng tập luyện cho việc sưng phồng cơ giảm bớt. Chính vì thế, chân của người chạy bộ dường như được xem là bình thường khi được kiểm tra bởi chuyên gia y tế.


Hội chứng chèn ép khoang thường được chuẩn đoán bằng cách đo độ áp lực lên mỗi khoang kín trong bộ phận có liên quan trước và ngay sau khi chạy (chạy trên máy chạy bộ liên tục cho đến khi có dấu hiệu nhận biết triệu chứng). Cách điều trị cho hội chứng chèn ép khoang là phẩu thuật, sau đó vận động viên có thể quay trở loại hoạt động tập luyện như thường.


4. Tendinitis (Viêm gân)

Đây là một vấn đề phổ biến xảy ra ở chi dưới. Gân giúp gắn kết cơ vào xương. Khi gân bị bong hay phồng rộp dẫn đến các cơn đau khi co giãn cơ, và khi gân sưng phồng lên làm cho sự dẻo dai và sức mạnh giảm đáng kể. Cơ chày sau (posterior tibialis – phần bên trong khu vực mắt cá chân) và cơ chày trước (peroneal tendons – phần ngoài khu vực mắt cá chân) có thể cũng sưng tấy và đau khi chạm vào.


Nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm gân gót (gân Achilles) bao gồm việc tăng cường độ luyện tập một cách đột ngột trong việc chạy dốc hoặc chạy tốc độ. Thêm nữa, thay đổi từ giày tập luyện (training shoes) sang giày chạy đua (racing shoes) mà không có quãng thời gian thích nghi giày chạy đua có thể làm gia tăng áp lực lên gân Achilles do bề mặt phẳng của phần gót giày chạy đua. Việc tạo áp lực liên tục về phía trong má chân có thể dẫn đến viêm tấy cơ chày sau, trong khi chạy lệch má ngoài lại ảnh hưởng đến cơ chày trước.


Cách chưa trị cho viêm gân bao gồm chườn đá lạnh lên vùng bị sưng từ 15 đến 20 phút, 3 đến 4 lần trong một ngày, điều chỉnh tập luyện giảm thiểu áp lực và tìm loại giày phù hợp. Co giãn gân gót sau bài đi bộ khởi động thư giản cũng giúp hạn chế chấn thương này.


Song song với cải thiện sự dẻo dai, bạn cũng nên gia tăng sức khỏe cho gân Achilles. Một bài tập đó là nâng gót chân - đứng với tư thế chìa 2 gót chân bạnra trên bậc thang, và nâng lên hạ xuống 2 gót chân liên tục. Thực hiện chậm lúc ban đầu, và tăng nhanh dần lên khi bạn cảm nhận sức mạnh của gân tăng lên. Bạn có thể tiếp tục với bài tập nâng môt chân lên cao, bắt đầu chậm và nhanh dần đều. Bài tập nâng gót chân có thể tập với giày khi gân gót Achilles cảm thấy đau lúc giải tỏa áp lực lên gân.


[Nguồn: runnersworld]